Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn
Hồ Quý Ly là nhân vật lịch sử đầy tranh cãi.Khi còn là quyền thần thì khuynh đảo triều chính, khi lên làm vua rồi Thái Thượng hoàng thì thống lĩnh quyền lực tuyệt đối. Nhưng tiếc thay, khi thua trận lại không giữ khí tiết để lại tiếng xấu mãi sau này.

 



Giai đoạn nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly tranh thủ cơ hội để thâu tóm quyền lực. Thực ra chuyện này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì khi nhà Lý suy thì người họ Trần cũng thâu tóm quyền lực để xây dựng một nền thống trị mới. Việc thay đổi một triều đại đôi khi rất có lợi vì nó giúp quốc gia mạnh mẽ hơn để chống ngoại xâm. Nếu không có nhà Trần lên thay nhà Lý thì e rằng Đại Việt đã khó thoát khỏi vó ngựa Nguyên Mông. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần cũng đối diện với thử thách lịch sử khi bị quân xâm lược nhà Minh nhòm ngó nhưng cha con Hồ Quý Ly đã không hoàn thành trách nhiệm với đất nước.


Ban đầu, Hồ Quý Ly cũng chọn những biện pháp ngoại giao và quân sự rất cứng rắn để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, khi rơi vào bước đường cùng thì cha con Hồ Quý Ly lại không thể hiện được ý chí của những người yêu nước thật sự.


 

Đầu năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm Thăng Long. Quân Đại Ngu lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo các thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa tháng 4. Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ Quý Ly lại một phen tan tác. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu: "Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn".


Lời nói của Thức không hề phạm thượng mà thực ra rất đúng trong bối cảnh đó. Trong lịch sử nước ta trước thời Hồ Quý Ly, hầu như không có vua nào chịu nhục để giặc bắt. Tương truyền khi An Dương Vương thua Triệu Đà thì thì An Dương Vương cũng tự vẫn. Khi Hai Bà Trưng bị quân Mã Viện vây ở Cấm Khê thì tương truyền cũng tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Triệu Việt Vương bị quân Lý Phật Tử đánh úp cũng tự vẫn tại sông Đáy...


Với tư thế của một người từng làm tướng rồi lại làm vua, thái thượng hoàng thì đáng ra Hồ Quý Ly dù chưa tự sát ngay thì cũng phải tính đến phương án bảo toàn khí tiết nếu chẳng may hết đường. Chẳng dè, Hồ Quý Ly lại nổi giận, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Rốt cuộc đến tháng 6 (1407), đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con, ông cháu nhà Hồ Quý Ly đều bị bắt.


Ngay cả thời điểm đó, vẫn có cách giữ khí tiết, vấn đề chỉ có dám hay không. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: “Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng: "Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữ? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!". Như vậy xem ra thì Hồ Quý Ly còn không có gan như người phụ nữ là vợ của Ngô Miễn.


Cùng giai đoạn, hoàn cảnh đó, vua Trùng Quang thời Hậu Trần lại có cách xử trí anh hùng hơn Hồ Quý Ly nhiều. Khâm Định Việt sử thông giám cương mục chép tướng Minh là Trương Phụ sau bắt được Đế Quý Khoáng (tức vua Trùng Quang) và Đặng Dung, Nguyễn Súy, bèn dẫn quân về thành Đông Quan, sai người đưa vua tôi Quý Khoáng sang Yên Kinh. Khi đi đến giữa đường, Đế Quý Khoáng nhảy xuống sông chết; Dung nhảy theo. Duy còn Súy bị người lính canh bắt giữ lại, Sùy bèn ngày ngày cùng người lính canh đánh cờ, dần dà làm thân, sau lấy bàn cờ đánh chết người canh, rồi cũng nhảy xuống sông chết. Trước đó, Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) còn anh hùng hơn. Khi bị Trương Phụ bắt, Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: "Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!". Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn.


Anh hùng hay gian hùng thì khi rơi vào đường cùng cũng không nên để mất chữ hùng của mình. Hồ Quý Ly cuối đời không giữ được chữ hùng thì kể cũng tiếc lắm thay.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (12-01-2018)
    Chuyện một đế quốc ở Nam Bộ biến mất trước khi người Việt đặt chân tới (08-01-2018)
    Sách về Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng: chuyện mẹ chồng - nàng dâu (1) (05-01-2018)
    Không có chuyện vua Quang Trung quỳ lạy trước Càn Long (03-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (01-01-2018)
    Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh (30-12-2017)
    Xin đừng tự gọi nước mình là An Nam (27-12-2017)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (26-12-2017)
    Cuốn sách lịch sử với các chi tiết sai trái về chủ quyền Biển Đông (23-12-2017)
    Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và chuyện hòa giải dân tộc (19-12-2017)
    Sử gia nhà Nguyễn phủ nhận yếu tố hoang đường của Con Rồng - Cháu Tiên (14-12-2017)
    Hành trình chữ Quốc ngữ khai tử chữ Hán trên đất Việt (06-12-2017)
    Tần Thủy Hoàng nhập nhèm chuyện biên giới với người Việt (02-12-2017)
    Để chữ quốc ngữ có thanh điệu, cần ghi công một cậu bé (30-11-2017)
    Chữ quốc ngữ buổi đầu: Người Nhật chê, người Việt nhận (27-11-2017)
    Đem tù binh tới chân thành, tướng Minh khiếp vía cầu hòa (24-11-2017)
    Từ xây Vạn lý trường thành đến gây sự với người Việt (22-11-2017)
    Người Việt trước đêm đánh bại cuộc xâm lược của Tần Thủy Hoàng (18-11-2017)
    Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt và cái kết đắng  (16-11-2017)
    Hồ Quý Ly và mưu kế dùng độc trị độc với nhà Minh (14-11-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152759327.